Những nguy cơ có thể gây cháy, nổ tại các cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú là nơi thường có đông người tập trung, khi xảy ra cháy nổ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, tài sản và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trên địa bàn. Các cơ sở lưu trú xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu không cháy và khó cháy, hạn chế được một phần nguy cơ cháy lan. Tuy nhiên, công trình cơ sở lưu trú bố trí sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau (văn phòng làm việc hành chính, phòng nghỉ của khách, phòng họp, phòng hội thảo…), các vật liệu trang trí, đồ dùng sử dụng chủ yếu là các chất dễ cháy.
Mặt khác, trong nhà sử dụng các hệ thống như: Hệ thống thông gió, hệ thống đường ống dây dẫn điện; đường ống dẫn nước…cho nên khi xuất hiện sự cố cháy nổ, ngọn lửa sẽ nhanh chóng lan truyền theo các hệ thống này ra toàn bộ các vị trí trong cơ sở lưu trú. Nguy cơ gây cháy từ hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, các thiết bị điện,… là rất cao; nguồn nhiệt gây cháy cũng có thể xuất hiện do khách lưu trú sơ xuất bất cẩn khi sử dụng lửa trần, hút thuốc hoặc sử dụng những chất, vật dụng có thể sinh lửa, sinh nhiệt…
Hiện nay, các khách sạn thường xây dựng tầng hầm dùng làm nơi để xe, trạm phát điện, bồn dầu, các bộ phận kỹ thuật… đây là những nơi nguy cơ cháy nổ rất cao; nếu cháy xảy ra tại khu vực này có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và rất khó khăn cho công tác triển khai chữa cháy, cứu hộ – cứu nạn. Cơ sở lưu trú thường được thiết kế hành lang giữa để thuận tiện cho việc bố trí phòng ngủ và đi lại. Nhưng trong điều kiện cháy, điện bị cúp, kiểu hành lang này thường bị tối và tụ khói gây khó khăn cho việc thoát nạn, cũng như tổ chức cứu người và chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
* Một số nguyên nhân gây cháy:
– Đối với hệ thống điện:

+ Khi hệ thống điện có hiện tượng chập mạch điện gây cháy lớp cách điện rồi cháy lan sang các vật xung quanh.
+ Khi hệ thống điện bị quá tải sẽ làm cho các điểm, mối nối, dây dẫn có tiết diện nhỏ có thể bị chảy, đứt rơi xuống đất gây ra hiện tượng chập mạch điện gây cháy.* Do đấu nối dây dẫn không đúng kỹ thuật: Là trường hợp khi thi công, việc đấu nối các dây dẫn với nhau dùng để phân chia các pha, chia lộ sử dụng hoặc quá trình sử dụng đấu nối thêm dây dẫn tăng phụ tải sử dụng không đúng theo tiêu chuẩn, các điểm đấu nối không chặt làm phát sinh nhiệt mạnh tại các điểm đấu nối..* Do sự truyền nhiệt của các thiết bị điện: Là trường hợp các thiết bị tiêu thụ điện trong quá trình sử dụng có phát sinh nhiệt được tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với các chất cháy có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn nhiệt độ tỏa ra từ các thiết bị tiêu thụ điện gây cháy.

+ Vi phạm về khoảng cách an toàn PCCC đối với hệ thống điện: Quá trình bảo quản, sắp xếp vật tư, hàng hóa là những vật liệu dễ cháy như giấy, mút, vải, xăng, dầu, hóa chất…để quá gần các thiết bị tiêu thụ điện có tỏa nhiệt, phóng điện ra ngoài như bóng đèn, động cơ, ổ cắm, cầu dao có thể gây ra cháy.
+ Vi phạm quy định về an toàn PCCC trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt:
– Bố trí, sắp xếp các thiết bị máy móc, động cơ có tỏa nhiệt, nơi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt (lò nung, lò đốt…) không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, quá gần các chất cháy gây cháy.
– Hút thuốc lá không đúng nơi quy định, vứt tàn thuốc lá vào các vật liệu dễ cháy gây cháy.
– Bố trí nơi thắp hương, thờ cúng thần tài không đúng nơi quy định để gần các vật liệu dễ cháy gây cháy.
+ Vi phạm quy định về an toàn PCCC đối với hệ thống chống sét:
Hệ thống chống sét không được kiểm tra định kỳ, không đo điện trở nối đất định kỳ có thể xảy ra hiện tượng hệ thống chống sét bị ô xy hóa, ăn mòn, đứt dây dẫn, điện trở nối đất > 10Ω không triệt tiêu được tia lửa điện do sét đánh gây cháy.
Khí dầu mỏ hóa lỏng LPG tồn tại trong các bồn, chai chứa thường rất an toàn và ít có nguy hiểm về cháy, nổ. Trong thực tế cháy, nổ xảy ra đối với quá trình sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng LPG trong các khu công nghiệp thường tồn tại dưới các nguy cơ trực tiếp sau:
– Các bồn, chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng sử dụng lâu ngày bị ô xy hóa, ăn mòn dẫn đến hiện tượng khí dầu mỏ hóa lỏng LPG rò rỉ ra ngoài tích tụ tại nhưng nơi kín gặp nguồn nhiệt gây cháy.
– Hệ thống van bình, đường ống dẫn trực tiếp đến khu vực lò nung, đốt triệt tiêu khí ô xy xâm thực vào trong một số quá trình sản xuất, đốt để gia công nguyên liêu…lâu ngày không được kiểm định, bảo trì thường xuyên dẫn đến hiện tượng khí dầu mỏ hóa lỏng LPG rò rỉ ra ngoài gặp nguồn nhiệt đang cháy sẽ gây ra cháy hỗn hợp khí dầu mỏ hóa lỏng và gây cháy lan ra các khu vực xung quanh.
– Khí dầu mỏ hóa lỏng rò rỉ ra ngoài có thể len lỏi vào các khu vực kín trong xưởng, trong phòng làm việc, vào các khe của ổ cắm, công tắc điện. Khi hệ thống điện được sử dụng có thể gây nổ hỗn hợp hơi khí dầu mỏ hóa lỏng LPG.
* Việc tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật PCCC:
Tại nhiều cơ sở lưu trú, chủ đầu tư chưa quan tâm đến việc tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật PCCC, dẫn đến tình trạng các cơ sở lưu trú không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật PCCC. Cụ thể như:
+ Ở một số cơ sở, để bảo vệ tài sản của mình có Công ty thuê trụ sở trong tòa nhà còn khóa cửa buồng thang thoát nạn, do đó không đảm bảo yêu cầu về công tác thoát nạn trong toà nhà. Cửa vào buồng thang không có cơ cấu tự đóng, buồng thang không lắp quạt tăng áp theo quy định.
+ Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chiếu sáng thoát nạn không được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Do đó hệ thống đèn hoạt động kém hiệu quả không đảm bảo theo quy định
+ Tại các cơ sở lưu trú có sử dụng các chai LPG để phục vụ kinh doanh số lượng chai LPG đặt trên các nhà cao tầng quá quy định (quá 70kg), không được cơ quan PCCC thẩm duyệt về PCCC do đó các chai gas thường gần nguồn nhiệt, gần cống, rãnh, không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC.
+ Nguồn nước phục vụ chữa cháy kết hợp với nước sinh hoạt dễ dẫn đến tình trạng thiếu nước chữa cháy trong các giờ cao điểm có nhiều người sử dụng nư
Biện pháp đề phòng tại các cơ sở lưu trú
Tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật PCCC:
– Ngay trong quá trình đầu tư, xây dựng phải căn cứ vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC để trang bị, lắp đặt các thiết bị PCCC cho công trình đúng theo quy định, đồng thời phải dự trù kinh phí bảo dỡng vận hành cho các hệ thống này. Trong quá trình hoạt động phải thường xuyên vận hành, bảo dỡng các hệ thống PCCC đã trang bị theo quy định của TCVN 3890:2009, đặc biệt quan tâm đến hệ thống báo cháy, chữa cháy, hệ thống thông gió, chống tụ khói.
– Bố trí mặt bằng tổng thể: cần đảm bảo yêu cầu về khoảng cách PCCC với các công trình xung quanh và giao thông phục vụ chữa cháy theo thiết kế đã được thẩm duyệt. Trong quá trình hoạt động phải đảm bảo chiều rộng đờng giao thông phục vụ chữa cháy để xe thang xe cần nâng có thể tiếp cận được các gian phòng trên các tầng cao (lưu ý về việc bố trí bố các điểm trông giữ xe, các hạng mục công trình hạ tầng xây dựng bổ sung, đường dây điện…. ảnh hưởng đến các vị trí tiếp cận của xe thang, xe chữa cháy).
– Không để các vật dụng che chắn lối thoát nạn trên hành lang, cầu thang của tòa nhà, không chèn, khóa của buồng thang, cửa ra thoát nạn.
– Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì và kiểm định các hệ thống kỹ thuật có nguy cơ nguy hiểm cháy nổ cao như hệ thống gas trung tâm, đo kiểm tra hệ thống tiếp địa, chống sét.
– Đối với cơ sở đã được xây dựng và được cơ quan cảnh sát PCCC nghiệm thu về PCCC từ nhiều năm trước nhưng tại thời điểm hiện tại, căn cứ vào các tiêu chuẩn về PCCC mới ban hành không đảm an toàn PCCC theo quy định như không có buồng thang thoát nạn kín, có tăng áp, cha chèn hố kỹ thuật thông tầng, ống đổ rác là vật liệu cháy được… thì phải lập kế hoạch tiến hành tổ chức thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn, bổ sung hệ thống PCCC cho phù hợp.
– Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất gây cháy như trong quá trình tồn trữ gas (ở trạm gas trung tâm) hoặc dầu cho máy phát thì chỉ tồn trữ theo trữ lượng được quy định, đảm bảo khoảng cách với các nguồn gây cháy
– Chú trọng đầu tư trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, hệ thống chữa cháy cố định
– Trang bị đủ các loại bình chữa cháy cầm tay hoặc phơng tiện chữa cháy khác phù hợp tại mỗi bộ phận sản xuất, kinh doanh, phòng làm việc..
– Trang bị đủ phương tiện bảo vệ cá nhân do lực lượng phòng cháy cơ sở đặc biệt là mặt nạ phòng độc, quấn áo, mũ, ủng chữa cháy.
– Đầu tư kinh phí cho công tác bảo dưỡng, duy trì các hệ thống, phương tiện PCCC được trang bị.
– Đầu tư cho việc duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở: Địa điểm sinh hoạt, thường trực, kinh phí cho hoạt động thường xuyên, kinh phí cho công tác tuyên truyền, tập luyện, lập và thực tập phương án chữa cháy, công tác chữa cháy….
– Đầu tư cho hoạt động khác về PCCC: Kinh phí cho hoạt động xây dựng và phát động phong trào quần chúng phòng cháy chữa cháy, hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy”…
Biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
– Dựa trên 4 phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp làm lạnh: Là phương pháp cho vào vùng cháy những chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt cao để hạ thấp nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy của chất cháy.
Những chất có khả năng thu nhiệt của đám cháy như: nước, CO2…
+ Phương pháp cách ly: Là phương pháp cho vào vùng cháy những chất chữa cháy có khả năng ngăn cách được ô xy tham gia vào phản ứng cháy; tạo khaongr cách giữa vùng bị cháy với những chất cháy xung quang chưa bị cháy.
Những chất có khả năng cách ly: bột chữa cháy, bọt chữa cháy, đất, cát…
+ Phương pháp làm loãng: Là phương pháp cho vào vùng cháy những chất chữa cháy có khả năng làm loãng hỗn hợp hơi chất cháy.
Những chất có khả năng làm loãng: nước, hơi nước…
+ Phương pháp ức chế phản ứng hóa học: Là phương pháp cho vào vùng cháy những chất chữa cháy có khả năng gây ức chế, làm chậm phản ứng cháy, tiến tới triệt tiêu đám cháy.